Một số loài hải sản làm thuốc chữa bệnh cực tốt

Không phải hư danh mà người ta nói rằng nước ta có ‘rừng vàng biển bạc’, trong số rất nhiều nguồn tài nguyên quý khác nhau của nước ta, tất nhiên phải kể đến nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú từ biển đảo. Nước Việt Nam ta có hình dáng chữ S trên bản đồ, có trên 3200 km đường bờ biển, với hơn 1 triệu km 2 mặt biển, trải dài suốt từ Bắc đến Nam, với các quần đảo như: Hoàng sa, Trường sa và các đảo lớn như Bạch long vĩ, Cô tô, Côn đảo, Phú quốc,… nơi đây chính là môi trường rất thuận lợi cho việc khai thác các nguồn tài nguyên quý giá từ biển đảo và chắc chắc không thể nào không nhắc đến nguồn dược liệu rất đa dạng và phong phú từ biển, đảo. Cùng Hải Sản Cửa Biển đi vào tìm hiểu ngay về các loại hải sản làm thuốc.

Một số dược liệu thường được khai thác từ biển đảo và có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế lẫn y tế.

Bào ngư, hay còn được gọi là Cửu khổng bào (Haliotis diversicolor Reeve) hoặc Bào đại não (Haliotis gigantea discus Reeve) và Dương bào ( Haliotis ovina Gmelin ), họ Bào ngư ( Haliotidae). Bào ngư thường phát triển phân bố ở các vùng đảo phía Bắc, như đảo Bạch long vĩ, Cô tô, hoặc vùng đèo ngang của Quảng Bình,…Thịt bào ngư không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, chứa tới hơn 24,58 % protit; 0,44 % chất béo, những chất dinh dưỡng này tác dụng bồi dưỡng sức khỏe chúng ta, nhất là đối với những người gầy yếu, xanh xao hay mới khỏi bệnh. Vỏ của Bào ngư là một trong những vị thuốc Thạch quyết minh. Thành phần chủ yếu của Thạch quyết minh chính là Canxi cacbonat ngoài ra còn có một số loại muối Canxi khác nữa. Thạch quyết minh có một số tác dụng tốt đối vớ những chứng bệnh của cơ thể con người như an thần, hạ sốt, hạ huyết áp, chống đông máu, ức chế miễn dịch, tác dụng giảm thấp các men chuyển amin, ức chế tương đối mạnh đối với liên cầu trùng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đại tràng và có tác dụng kháng virus.

Thạch quyết minh là hải sản làm thuốc có công năng khác nữa như: bình can, tiềm dương, thanh can hay minh mục và thông lâm. Dùng để trị các căn bệnh như: đau đầu, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt có màng mộng, mắt mờ hay thông manh, quáng gà và chói mắt khi ra nắng.

Cá ngựa (Hyppocampus), hay còn được gọi là Hải mã (Hyppocampus spp.), có họ Cá Chìa vôi (Syngnathidae) và thường sinh sống theo dọc ven biển từ Bắc vào Nam, phía Bắc thì được tìm thấy ở các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An,… về phía Nam thì xuất hiện ở các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Kiên Giang… là một loại dược liệu quý hiếm có tác dụng rất tốt trong việc điều trị thần kinh suy nhược, cơ thể yếu mệt, đau lưng, nam giới bất lực về sinh lý, nữ giới lãnh cảm về sinh dục và hiếm muộn.

Cá thu (Cod): Là loại cá ăn nổi trên mặt biển, với chiều dài thân có khi tới 1,5 m và phổ biến trên các vùng biển của nước ta. Ngoài việc có thể cung cấp nguồn thực phẩm thơm ngon và giàu dinh dưỡng từ thịt, cá Thu còn cung cấp được nguồn dược liệu quý là Dầu gan cá. Dầu gan cá thu rất phong phú về hàm lượng vitamin A, D, acid béo không no, EPA và DHA, có tác dụng rất tốt với việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ xương khớp, chống viêm nhiễm, giảm strees và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Tip I ở trẻ em. Cá thu còn có công dụng trị bỏng, làm sáng mắt, đẹp da và giúp cho phổi hoạt động tốt hơn.

Đồi mồi hay còn được gọi là Rùa biển (Eretmochelys imbricata L.), thuộc họ Rùa biển (Chelonidae), cho vị thuốc gọi là Đại mạo (Carapax Eretmochelytis ).

Ở nước ta, Rùa biển được tìm thấy ở vùng biển của cả hai miền Bắc và Nam, như các tỉnh Quảng ninh, Cát bà, Nha trang, Hoàng sa, Trường sa, Côn đảo, Phú quốc, Hà tiên,… Hiện nay, Rùa biển còn được nuôi giống để lấy thịt và trứng làm thực phẩm cho chúng ta, và vẩy làm đồ mỹ nghệ và làm thuốc nữa. Theo YHCT, Rùa biển có vị ngọt, tính hàn. Vào hai kinh tâm và can, có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt giải độc. Dùng trị bệnh nhiệt đã nhập phần dinh, phần huyết và phần tâm bào, dẫn đến sốt cao hay phát cuồng, mê sảng, co giật, hoặc ung nhọt độc và sưng tấy, các nốt đậu hãm đen trên da.

hải sản làm thuốc

Hải sâm hay còn được gọi là Đỉa biển, ở nước ta có tới 4 loài Hải sâm, đó là: Hải sâm đen (Holothuria vagabunda ), Hải sâm trắng (Holothuria scabra), Hải sâm vú (Microthele nobilis) và Hải sâm mit (Actinopyga echinites Jaeger ), được phát hiện rộng rãi từ các tỉnh phía Bắc vào Nam, và được tìm thấy nhiều nhiều ở các vùng ven biển Quảng ninh, Hải phòng, Phú yên Khánh hòa, Vũng tàu, Côn đảo và Kiên giang,… Trong hải sâm thì rất giàu protein (21,45 %) và trong đó có đến hơn 18 loại acid amin mà thành phần chủ yếu chính là acginin và xystin, lipit (0,27 %), có chứa rất nhiều các loại vitamin B1, B2, PP, E và những nguyên tố vi lượng, Ca, Fe, Zn, Se, I. Hải sâm cũng chính là nguồn thực phẩm quý, bổ dưỡng và rất có giá trị trên thị trường; đặc biệt còn chính là vị thuốc quý, có tác dụng để bồi bổ thận dương, giúp tăng cường sinh lực cho nam giới, là hải sản làm thuốc.

Hàu [ Ostrea gigas Thunb., Ostrea calienwhanensis Crosse, hoặc được gọi là Ostrea rivularis Could ], thuộc họ Mẫu lệ Ostridae. Trong phần thịt Hàu có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích mà lại chứa rất nhiều chất bổ, tới 7 % protid, 2 % chất béo, 4 % glucid và hơn 1 % muối khoáng. Do đó nên thịt Hàu chính là một món ăn rất được mọi người yêu thích và được cả thị trường trong nước lẫn quốc tế ưu ái, vì việc bồi bổ cơ thể nói chung, hàu còn có tác dụng trong việc bổ thận dương. Ngoài thịt Hàu, vỏ Hàu, cũng thường  được dùng làm thuốc với tên gọi là Mẫu lệ, mà thành phần chủ yếu chính là canxi cacbonat (80 – 95 %), ngoài ra còn có các thành phần canxi photphat, canxi sunfat và một số ngyên tố vi lượng khác như Mg, Al, Fe…, một vị thuốc quý thường được sử dụng trong YHCT, có công dụng trọng trấn an thần, bình can, tiềm dương, bổ âm và nhuyễn kiên tán kết (làm mềm các khối rắn). Dùng để trị can dương thịnh, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt và mất ngủ. Còn có tác dụng khác như sáp tinh, chỉ hãn. Dùng trị di tinh, hoạt tinh, tảo tiết, khí hư bạch đới, đau lưng, tai ù, ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, chân tay vô lực và làm mềm các khối rắn bị kết lại thành hòn cục trong cơ thể.

Ô tặc cốt còn được gọi là Hải phiêu tiêu (Os Sepiae) là mai cá mực (Sepia esculenta Hoyle), thuộc họ Cá mực (Sepiadae), rất phổ biến ở tất cả các vùng biển của nước ta, có chứa nhiều cacbonat can xi và muối magie… có tác dụng tốt trong việc trị các bệnh viêm loét dạ dầy, tá tràng thể đa toan, tác dụng cầm máu đối với đại, tiểu tiện ra máu, chảy máu dạ dày và chống viêm loét dạ dày. Ngoài ra chúng còn có tác dụng khác như: bổ thận, cố tinh, nhất là đối với nam giới thận hư, tinh kiệt, với nữ giới can huyết khí táo và khó thụ thai.

Rắn biển, còn được gọi là Đẻn biển (Sea snake), có nhiều loài khác nhau như: Đẻn cơm, Đẻn khoanh, Đẻn vết,… rất phổ biến ở các vùng ven biển Thái bình, Nam định và Thanh hóa,… Dùng để điều trị đau xương, đau khớp, viêm đa khớp dạng thấp và viêm đau dây thần kinh tọa. Có thể sử dụng chúng dưới dạng ngâm rượu rắn tươi hoặc bột rắn khô cũng rất tốt. Cách chế biến và cách ngâm rượu loài này cũng tương tự như đối với các loại rắn khác.

hải sản làm thuốc
hải sản làm thuốc

Rong mơ [Sargassum fusiforme (Harv.) Setch.], thuộc họ Rong mơ (Sargassaceae). Rong mơ thường hay mọc bám trên dẫy núi đá ngầm ven biển, được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Vĩnh linh, Nghệ an, Hà tĩnh và Quảng ninh,…Trong rong mơ có chứa nhiều muối vô có (10-15 %) và nhiều nhất là muối Iôt (0,3-0,8 %). Ngoài ra trong chúng còn có nhiều protit ( 4- 5 %), lipit ( 1- 2%), acid amin,… Rong mơ có các tác dụng như: tiêu đờm, nhuyễn kiên, tán kết, lợi thủy. Dùng trị bướu cổ, tràng nhạc và trị mụn nhọt cũng là một loại hải sản làm thuốc

Sao biển (Archaster typicus), gồm nhiều loài Asterias, thuộc họ (Asteroidae), rất phổ biến ở vùng biển Hải phòng (Đồ sơn) và Thanh hóa,… Trong thành phần của sao biển chứa các hợp chất steroid, có tác dụng tốt trong việc chống viêm và giảm đau. Từ Sao biển, người ta đã chiết được một số chất kích thích tính miễn dịch, có tác dụng tốt để chống ung thư cũng như các bệnh viêm nhiễm. Sao biển còn được dùng làm thuốc bổ cho những người ốm yếu, mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh, trẻ em chậm phát triển hoặc trị các bệnh liên quan đến đau xương khớp, đau dây thần kinh ngoại biên. Có thể dùng sai biển dưới dạng canh thang, thuốc bột (cho vào cháo) và thuốc rượu.

Trân châu (Margarita) – là hạt ngọc (ngọc Trai) trong nhiều loài Trai, cũng như con Trai (Pteria martensii Dunker), thuộc họ Trân châu (Pteridae). Trân châu chính là vật tiết ra từ phần thân mềm của con Trai, để bao bọc lấy dị vật. Trân châu có hình dạng hình cầu, thể chất cứng rắn, rất óng ánh, nhiều màu sắc đẹp mắt. Trân châu rất quý, có thể vừa dùng làm đồ trang sức vừa có thể dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần, trị các xung huyết ở vùng đầu và vùng mặt, buốt đầu đến nỗi không thể ngủ được hay viêm niêm mạc miệng. Ngoài Trân châu, thì còn có Trân châu mẫu, chính là những hạt sần sùi nổi lên từ phần vỏ cứng của con Trai. Trân châu mẫu cũng được khai thác làm thuốc như Trân châu, nhưng lại không quý bằng. Ở Việt Nam chúng ta, Trân châu được khai thác từ Trai sống ở vùng biển Quảng ninh, Phú quốc,…

Tu hài là hải sản thuộc loài thân mềm, sinh sống và phát triển nhiều ở vùng biển nước ta, như Quảng ninh, Hải phòng, Khánh hòa,…Thịt Tu hà rất bổ dưỡng và ngon nữa; đặc biệt có tác dụng bổ thận tráng dương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0987316102
chat-active-icon