Giới thiệu
Đây là một món ăn vô cùng độc đáo mà ít người biết đến. Hương vị của cà tím hoà quyện cùng với các loại hải sản tạo nên một hương vị khó có thể mà từ chối được. Đem lại được cho những thực khách trải nghiệm ẩm thực độc đáo nhất
Giá trị dinh dưỡng
Theo như các nhà dinh dưỡng, trong thành phần của quả cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid.
Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.
Cà tím là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nó đặc biệt rất hữu ích trong việc điều trị bệnh ung thư đại tràng, bởi do cà tím chứa một lượng lớn các chất xơ hấp thụ độc tố và hóa chất có thể dẫn đến được sự phát triển của ung thư đại tràng.
Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích được nhịp tim hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ…
Lưu ý
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng đó là chống oxy hóa và ức chế những tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp và có tác dụng gây mê.
Để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm thì sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn có chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái cây khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Không đun ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Những người không nên ăn cà tím
Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao – loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.