Giới thiệu
Cá tầm có tên khoa học là Acipenser, chúng bao gồm khoảng 21 loài đã được ghi nhận trong những báo cáo khoa học. Đây không chỉ là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn mà chúng còn là loài sống lâu nhất, nhiều con có thể sống tới 150 năm.
Tương tự như cá mập hay cá đuối, cá tầm cũng được xếp vào chi cá sụn. Cá tầm có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da cá dày và nhám. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ hình nêm, không răng. Mũi dài nhọn có 2 đôi râu cứng hoạt động như ra đa giúp cá tìm kiếm con mồi.
Tùy vào từng loài, tuổi thọ và môi trường sống mà màu sắc của cá tầm có thể thay đổi khác nhau. Cá tầm là loài cá săn mồi ở tầng đáy, vì cơ miệng không có răng nên thức ăn chủ yếu của cá tầm là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Môi trường sống của cá tầm rất rộng, nhiều loài cá tầm sinh sống chủ yếu ở biến và chỉ di cư vào sông, suối để sinh sản (ví dụ như Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, Vùng Biển Caspian, Biển Ðen).
Tại Việt Nam, chỉ có duy nhất Sapa và Lâm Đồng, nơi được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và khí hậu mới đủ điều kiện để chăn nuôi loài cá này.
Sơ chế
Làm sạch nhớt: Cá sau khi được lựa chọn và mua về rửa sạch với nước rồi thì hãy nhúng cá vào nước sôi khoảng 60 – 70 độ C để chần sơ qua cá. Sau đó dùng dao cạo sạch lớp nhớt bên ngoài.
Làm sạch vảy cá: Sau khi đã cạo sạch lớp nhớt trên cá, bạn nên chuẩn bị một con dao sắc để tiến hành đánh vảy cá. Cá tầm thường có 5 hàng vảy trên người và còn được gọi là hàng gai nên khi đánh vảy chú ý đánh kỹ từ đuôi cá lên đầu cá nhé.
Làm sạch cá: Sau khi làm sạch vảy cả cá, bạn hãy dùng chanh thoa đều lên cá rồi rửa lại bằng nước sạch để làm sạch cá và có thể giúp giảm bớt mùi tanh của cá nữa đấy.
Mổ cá: Kế tiếp, bạn rửa cá lại một lần nữa thật kỹ với nước sạch rồi tiến hành đến công đoạn mổ cá. Sau khi mổ, bạn bỏ tất cả phần bên trong ổ bụng (kể cả phần lớp mỡ vàng dọc theo lưng cá) rồi rửa cá lại với nước sạch. Cuối cùng là bạn hãy cắt thịt cá thành từng miếng vừa phải để đem đi chế biến.
Sau khi hoàn thành, bạn đã có ngay những phần thịt cá tầm đã được sơ chế sạch sẽ và có thể mang đi để chế biến ngay thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác nhau rồi đấy.
Giá trị dinh dưỡng
Loại cá này chính là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. Theo Bác sĩ Nguyễn Trường Sinh (Đại học Y Vinh – Nghệ An) thì trong cá tầm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, canxi, kali, magie, vitamin A, E, B2, omega 3, Omega 6,… Do đó, chúng được đánh giá là thực phẩm có lợi cho làn da, giúp da trắng sáng, mềm mại, ngăn ngừa lão hoá.
Bên cạnh đó, ăn chúng còn tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe xương và giúp tăng cường sinh lực cho chúng ta.
Khối lượng vận động hàng ngày của cá tầm lớn hơn nhiều so với các loài cá khác, cho nên thịt của chúng săn chắc, vị ngon nên được mọi người yêu thích hơn.
Hàm lượng protein có trong cá cũng rất cao, vì vậy mà cơ thể được tiêu hóa đầy đủ hơn nên phù hợp hơn với những người có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tương đối yếu. Carbohydrate có trong cá tầm cũng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người.
Lưu ý
Cùng với những phẩm chất có lợi tuyệt vời đã kể trên, cá tầm lại có một tác hại do khả năng tích tụ độc tố trong các mô của nó. Cá tầm sống trong nước thải có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Thuốc trừ sâu và dioxin thường được tìm thấy trong thịt của nó, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hàm lượng thủy ngân cao trong cá đánh bắt ở Oregon năm ngoái khiến các nhà nghiên cứu tranh luận rằng cá tầm gây hại do các hợp chất nguy hại nên chống chỉ định ăn đồ nguội đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ nhỏ, người mắc bệnh gan, thận và tuyến tụy.
Tác hại đối với cá tầm có thể trở nên khá lớn đối với sức khỏe nếu cá không được chế biến đúng cách trong quá trình chuẩn bị.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.